Cách ngâm rượu củ ba kích tươi như thế nào ?

Củ ba kích tím như chúng ta đã biết là một loại dược liệu rất quý. Công dụng của củ ba kích thiên chúng tôi đã viết trong một bài viết trước đây trên website này. Củ ba kích có 2 loại đó là ba kích rừng và ba kích trồng để làm nguyên liệu. Ba kích rừng và ba kích trồng tuy giống nhau nhưng khá khác nhau về cách chế biến. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn quý vị cách làm và sơ chế củ ba kích rừng cũng như sơ chế củ ba kích trồng sao cho đúng cách nhất.

Cách sơ chế củ ba kích tím trồng để ngâm rượu

Đối với ba kích trồng củ thường mập đều, kích thước to tầm khoảng bằng ngón tay út và dài.  Có một lưu ý khi sơ chế củ ba kích đó chính là phải làm sạch đất, cát bám ở củ càng sạch càng tốt để không làm ảnh hướng chất lượng của rượu. Ta sẽ tiến hành sơ chế theo các bước sau đây.

  • Rửa củ ba kích, rửa từng củ một bằng nước sạch. Tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy để đất cát trôi đi hết. Nên rửa khoảng 2-3 lần để chắc chắn đất và cát đã hết sạch.

so-che-cu-ba-kich

  • Sau khi đã rửa sạch đất cát, tiến hành để củ ba kích ráo nước, sau đó rửa một lần cuối cùng bằng rượu (Chính loại rượu mà bạn đinh dùng để ngâm củ ba kích)
  • Tiến hành bỏ lõi của củ ba kích tím và chỉ lấy phần thịt củ. Có thể dùng dao để tước hoặc bẻ bằng tay đều được. Phần lõi này thông thường được bỏ đi bởi vì ngâm không kỹ khi có lõi uống rượu sẽ bị nhức đầu.
  • Sau đó cho ba kích đã sơ chế vào bình ngâm bằng thủy tinh. Ngâm rượu ba kích theo tỉ lệ 1 : 5 (cứ 1kg củ ba kích ngâm được với 5 lít rượu). Rượu ba kích ngâm càng lâu sẽ cho màu sắc càng đẹp và uống càng ngon.

Cách sơ chế củ ba kích tím rừng để ngâm rượu

Củ ba kích rừng hơi khác so với ba kích trồng đó là phần củ có vẻ bé hơn. Đôi khi nhìn khá nhỏ như một sợi dây dù. Chính vì thế ba kích rừng khi ngâm thường không bỏ lõi, do phần lõi chiếm phần lớn trọng lượng của củ. Các bước sơ chế vẫn như đối với củ ba kích tím trồng, nhưng không bỏ lõi. Với ba kích rừng ngâm cả rễ luôn cho đẹp. Chú ý ba kích rừng do để lõi nên cần thời gian ngâm lâu hơn so với ba kích bỏ lõi để khi uống không bị nhức rượu ba kích đầu. Lưu ý nếu bạn ngâm ba kích trồng để cả lõi thì cũng nên ngâm lâu, tầm 12 tháng để đảm báo chất lượng và an toàn.

ruou-ba-kich-tim

Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng ngâm rượu ba kích là ngâm cây ba kích, thực ra điều này là sai hoàn toàn. Chúng ta chỉ sử dụng củ ba kích để ngâm rươu, không dùng bất kỳ phần nào khác trên cây ba kích cả. Rượu ba kích phải ngâm với củ ba kích tươi để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Củ ba kích khô ngâm rượu cũng được nhưng một số chất trong củ đã bị mất đi khi sấy khô. Chú ý không nên mua ba kích Tầu để ngâm rượu, bởi lẽ loại này đã bị hấp lấy hết chất để làm cao, chỉ để lại phần xác củ. Ngâm sẽ không có tác dụng tốt như dùng ba kích tươi hoặc ba kích tím khô của Việt Nam.

Các bạn có thể xem cụ thể hướng dẫn ở Video sơ chế củ ba kích dưới đây của chúng tôi nhé.

Xem thêm : Giá ba kích tím và giá rượu ba kích hiện nay

Nhận xét