THƯƠNG HIỆU TỪ 1987 ĐẾN NAY
THƯƠNG HIỆU TỪ 1987 ĐẾN NAY
Cũng giống như Củ Ba Kích, thì Sâm Cau cũng được biết đến là loại thuốc quý từ thiên nhiên. Theo nghiên cứu trong đông y thì sâm cau có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người, có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Đặc biệt là các loại bệnh liên quan đến sinh lý của phái mạnh như điều trị liệt dương, yếu sinh lý, mộng tinh,... Giúp tăng cường ham muốn, tăng cường sinh lý.
Bài viết hôm nay, Trúc Bạch xin giới thiệu về Rượu Sâm Cau Đỏ, một trong những loại hiện đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại là Sâm Cau Đỏ và Sâm Cau Đen. Tuy nhiên phổ biến nhất là loại sâm cau đỏ bởi loại vừa dễ trồng lại có hiệu quả sức khỏe cao, dễ uống.
Đặc điểm nhận dạng của sâm cau đỏ chính là có hình dễ chùm to như rễ của củ sắn, vỏ đỏ, thân củ trắng như củ sắn. Khi ngâm với rượu thì có mùi thơm và dễ uống hơn rất nhiều so với sâm cau đen.
Loại thảo dược Sâm Cau Ddorr được mọc nhiều ở các vùng núi, nhất là các tỉnh miền trung và các tỉnh vùng núi phía bắc. Nhất là ở các vùng Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình.
Theo các sách đông Y, sâm cau tính ấm, vị cay hơi đắng, có độc nhẹ, đi vào kinh thận với công dụng bổ thận tráng dương, trừ hàn thấp,cường gân cốt, chủ trị chứng dương suy và lãnh tinh.
Trong Đông y, sâm cau có vị thơm nhẹ, tính ấm, có tác dụng làm ấm thận, mạnh gân cốt, trừ hàn thấp. Hỗ trợ điều trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, chân tay, lạnh, lưng lạnh.
Tại Ấn Độ thường dùng sâm cau làm thuốc bổ ngoài ra dùng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị ho , trĩ…
Sâm cau cũng là vị thuốc hỗ trợ điều trị nhức mỏi, hỗ trợ xương khớp, đau lưng, thấp khớp, mát gan, thông huyết, tiêu viêm. Hỗ trợ điều trị bệnh ứ huyết, bầm tím do chấn thương, bế kinh...
Đối với loại rượu sâm cau đỏ hiện nay có 2 cách ngâm chính đó là ngâm sâu cau đỏ tươi và ngâm sâm cau đỏ khô.
Ngâm rượu với sâu cau tươi
Vì sâm cau đỏ và sâm cau đen đều nên ngâm rượu giống nhau nên chúng tôi hướng dẫn cách ngâm rượu sâm cau đỏ
Có thể dùng dẻ hoặc bàn chải giặt đồ đánh lớp ngoài lớp vỏ sâm cau thật sach, sau đó ngâm sâm vau với nước vo gạo trong thời gian 1h đến 2h đồng hồ, rừa lại với nước sạch để ráo nước, tiến hành thái lát rồi cho vào bình ngâm rượu.
Chọn rượu nếp 40 độ ngâm sâm tươi có thể ngâm vào bình thủy tinh hoặc sành sứ đều được. Liều lượng ngâm 1kg sâm tươi 3lit rượu ngâm sau 100 ngày cho đảm bảo thơm ngon. (Trong quá trình ngâm các bạn có thể bỏ thêm ít đường phèn vào rượu uống sẽ thơm và ngon hơn)
Liều lượng dùng: Mỗi ngày dùng 15 -20 ml dùng trước bữa ăn
Ngâm rươu với sâm cau đỏ khô
Đối với củ sâm cau rừng khô có hai cách ngâm đó chính là ngâm cả củ và ngâm theo cách lát mỏng. Đối với hai cách này chỉ khác nhau ở sản phẩm còn cách ngâm thì tương tự nhau. Đặc biệt ngâm rượu sâm cau khô tốt hơn là chúng ta ngâm rượu sâm cau tươi bởi quá trình bào chế củ sâm cau tươi thành củ sâm cau khô, củ sâm cau rừng sẽ chiết xuất ra các tinh chất giúp cho cải thiện xương khớp ở người già.
Sử dụng rượu chúng ta mua để ngâm củ sâm cau, rửa sâm cau qua rượu đó. Không nên sử dụng 2 loại rượu trong quá trình ngâm rượu sâm khô.
Cho sâm cau vào bình đã chọn theo tỷ lệ 1kg củ sâm cau khô tương ứng với 13 – 15 lít rượu là vừa, tỷ lệ như vậy sẽ cho chúng ta một bình ngâm rượu sâm cau bổ dưỡng.
Đóng gói bình rượu kín để không bị mất mùi thơm. Sử dụng sau 100 ngày với củ sâm cau cả củ và 70 ngày đối với sâm sau lát mỏng. Ngâm rượu củ sâm cau càng lâu chúng ta càng có bình rượu ngon.
Trên đây Trúc Bạch đã giới thiệu tới các bạn loại rượu sâm cau đỏ. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích tới bạn đọc. Để hiểu hơn về sâm cau đỏ các bạn có thể liên hệ với Trúc Bạch để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.
Trúc Bạch – Đơn vị cung cấp rượu ngâm đặc sản thiên nhiên nổi tiếng bậc nhất hiện nay. Với 3 dòng sản phẩm chính là rượu ba kích, rượu táo mèo, rượu chuối hột. Rượu ngâm do Trúc Bạch cung cấp luôn đảm bảo chất lượng, đã được bộ y tế Hải Phòng cấp giấy phép lưu thông và sử dụng trên thị trường.
Nhận xét