Những sai lầm khi uống rượu làm hại sức khỏe

Rượu bia là loại chất kích thích không hẳn là có hại cho sức khỏe nếu bạn biết cách uống và lựa chọn rượu để uống. Tuy nhiên, gần như những người uống rượu lại không biết cách lựa chọn rượu và không biết cách uống rượu để làm sức khỏe tăng lên.

Bài viết dưới đây, Ruoubakich chia sẻ những sai lầm khi uống rượu đang làm hại sức khỏe của người uống rượu. Hi vọng bài viết sẽ là lời cảnh tỉnh để bạn có thể hiểu biết hơn về những dòng rượu và những cách uống rượu tốt cho sức khỏe.

Thứ nhất: Rượu nhẹ không nên để lâu

” Rượu càng để lâu càng thơm Câu nói này đối với rượu trắng hoặc rượu vàng thì cũng có lý lẽ nhất định. Nhưng đối với rượu nhẹ như bia, rượu nho v.v… thì không như vậy.

Bởi vì trong quá trình cất giữ, rượu trắng có thể làm cho tạp cồn ở trong rượu dần dần hoá thành ôxy sinh ra este rất thơm và làm cho chất axêtan đêhit ở trong rượu bốc lên. Đồng thời những phân tử rượu và phân tử nước sinh ra tác dụng tụ hợp, làm cho cồn rượu rất thơm, chất đắng của rượu hoặc giảm thiểu hoặc mất đi. Cho nên càng để lâu càng thơm. Song thời gian cất giữ cũng có một hạn độ nhất định. Trong các loại rượu nhẹ như bia, rượu nho, do hàm lượng chất đạm và chất đường rất nhiều, dễ trở thành ổ sinh trưởng lý tưởng cho các loại vi sinh vật, làm cho rượu biến chất, trở nên chua. Cho nên rượu nhẹ không nên cất giữ lâu. Nói chung bia đóng chai có thể cất giữ được 4 – 5 tháng, còn bia tươi thì chỉ có thể cất giữ được 2 – 3 ngày.

Thứ hai: Trước khi ăn không nên uống rượu

Uống rượu trước rồi ăn cơm sau là một cách làm sai lầm không tốt.

Bởi vì uống rượu trước khi ăn, trong dạ dày trống rỗng, niêm mạc dạ dày và thực đạo bị chất cồn kích thích dễ phát sinh tổn thương làm cho đau đớn, nôn mửa, chảy máu, nếu nặng hơn thì bị viêm dạ dày cấp tính. Cho nên trước khi ăn không nên uống rượu. Nên ăn cơm rồi mới uống, vì trong dạ dày đã có thức ăn sẽ nhanh chóng giảm bớt sự hấp thu cồn rượu, sự kích thích của rượu cũng giảm bớt đi, phản ứng xấu cũng ít hơn và chậm lại.

Thứ ba: Không nên dùng rượu trắng để giải độc

Ngành y dùng rượu cồn để làm thuốc sát trùng, tiêu độc, nhưng có một số người lại hiểu lầm rằng rượu có thể giải độc. Cho nên ăn phải thực vật mốc liền uống rượu để giải độc; người bị trúng độc thức ăn cũng uống rượu để giải độc. Trên thực tế, đó là một cách làm sai lầm.

Thành phần chủ yếu của rượu là cồn êtilic, có tác dụng diệt khuẩn nhất định. Song chúng không thể tiêu trừ được độc tố của vi trùng trong thực vật mốc được, cũng không thể tiêu trừ được độc tính của các chất độc khác. Sử dụng rượu trắng như một loại thuốc giải độc là rất nguy hiểm. Cho nên không nên dùng rượu trắng để giải độc.

Không ít người cho rằng nam giới sau khi uống rượu có thể kích thích tính dục. Trên thực tế, đây là một sự hiểu lầm.

Thứ tư: Không nên uống rượu để chống rét

Sau khi uống rượu, toàn thân ấm áp, có cảm giác người nóng lên, có thể chống rét. Nhưng đó chỉ là tạm thời. Nếu xét về thời gian dài, sau khi uống rượu sẽ làm cho khả năng chống rét giảm đi hoặc xảy ra sự cố.

Bởi vì sau khi uống rượu, các mạch máu dưới da trương lên, lưu lượng máu tăng lên, lớp da ấm lên. Nhưng đồng thời, lớp da toả nhiệt cũng nhiều hơn và nhanh hơn. Kết quả là sau khi toả nhiệt, nhiệt độ trong người giảm xuống rất nhanh, cảm giác ớn lạnh lại tiếp tục xảy ra, dễ sinh ranhức đầu, cảm mạo hoặc cảm lạnh. Cho nên không nên uống rượu để chống rét.

Bên cạnh việc hiểu biết cách uống rượu thì bạn cũng tìm hiểu những loại rượu tốt cho sức khỏe để uống.

Những dòng rượu tốt cho sức khỏe:

==>> Rượu ba kích: Có tác dụng đặc biệt tốt cho sinh lý (cả nam và nữ) nên ba kích được ví như một loại sâm mặc dù không có cùng họ với Nhân sâm, và rượu ba kích thì được coi như rượu sâm. Đối với đàn ông, rượu ngâm ba kích giúp tráng dương, bổ thận, kiện gân cốt, chữa đau lung do phong hàn đi đứng khó khăn. Còn đối với phụ nữ, uống rượu ba kích có thể chữa tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, rượu ba kích còn giúp bổ thận khí hư ở người lớn tuổi, được coi là một trong Lục trụ của bộ sâm Việt Nam.

==>> Rượu táo mèo: Có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt và ổn định hơn do tăng bài tiết axit mật và pepsin dịch vị. Uống rượu táo mèo điều độ cũng kích thích ngon miệng. Giảm chứng đầy hơi, chướng bụng do ăn đồ ăn dầu mỡ, uống sữa không tiêu. Điều trị các bệnh lý xương khớp như đau lưng, mỏi gối, thoái hóa xương khớp ở người già, làm chậm diễn biến bệnh. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giảm thiểu nguy cơ béo phì. Chữa trị huyết áp cao, gan nhiễm mỡ

==>> Rượu chuối hột: có tác dụng kích thích vị giác, gia tăng độ ngon miệng và góp phần giảm stress. Nhiều người còn cho rằng uống rượu vừa phải giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Các anh, các chú vẫn truyền tai nhau câu chuyện uống hai ly rượu chuối hột vào bữa ăn sẽ làm giảm tỷ lệ tai biến mạch máu não (đột quỵ), giảm tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh Alzheimer và giảm cảm lạnh thông thường.

Nhận xét